Home Sách Tiếng Anh Học đánh vần tiếng Anh (Full ebook + DVD Audio)

Học đánh vần tiếng Anh (Full ebook + DVD Audio)

Học đánh vần tiếng Anh (Full ebook + DVD Audio)
Tài liệu Học đánh vần tiếng Anh

“Học đánh vần tiếng Anh” là giải pháp tuyệt vời dành cho những bạn đang gặp phải những khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh. Đây là quyển sách được xem là công trình nghiên cứu kỳ công của thầy Nguyễn Ngọc Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Atlan.edu.vn để xem cuốn sách này có gì đặc biệt nổi bật cũng như quá trình tìm ra phương pháp này như thế nào nhé!

Review về sách Học Đánh Vần Tiếng Anh

  • Tên sách: Học đánh vần tiếng Anh
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Nam
  • Số trang: 224
  • Kiểu file: AUDIO + PDF
  • Ngôn ngữ: Anh + Tiếng Việt +
  • Trình độ người học : Dành cho mọi đối tượng
  • Luyện kỹ năng: Nói

Sách gồm có 18 bài học, nội dung trong mỗi bài là những mẹo học phát âm trong tiếng Anh cũng như quy tắc nhận dạng trọng âm, nhận dạng phụ âm, nguyên âm,… Các bài học này giúp các bạn học có thể phát âm một từ mới mà không cần phải dùng đến từ điển hoặc bắt chước người khác.

Hơn hết, ở phần cuối cuốn sách sẽ có một bài kiểm tra có đầy đủ đáp án để test lại các kiến thức đã học.

sách đọc từ vựng tiếng Anh
Bộ sách học từ đánh vần vựng tiếng Anh | Nguồn ảnh: Internet

Quá trình tìm cách đánh vần của thầy Nguyễn Ngọc Nam

Giám đốc học viện tiếng Anh Enpro – Giảng viên Nguyễn Ngọc Nam là người đã tìm ra cho riêng mình một quy tắc  rất nổi tiếng để có thể đánh vần tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu ngay quá trình tạo dựng quy tắc của thầy được thực hiện như thế nào nhé!

Bước 1: Đọc thường xuyên

Hằng ngày, thầy Nam dành ra ít nhất khoảng 10 phút để đọc một bài báo hoặc bài nghiên cứu tiếng Anh bất kỳ. Có lúc thầy sẽ thay đổi bằng một câu truyện tiếng Anh hoặc một bài thuyết trình của một diễn giả nào đó.

Việc đọc thường xuyên này giúp thầy nhận ra các quy tắc phát âm của các từ mà thầy chưa biết đến. Đối với mỗi bài bào, thầy sẽ đọc chậm. Việc này giúp thầy nhận ra  từ nào chưa có quy tắc, từ nào đã có quy tắc rồi. Một từ được xem là có quy tắc khi đáp ứng đủ 4 câu hỏi dưới đây:

  • Câu 1: Đã biết trọng âm của từ chưa?
  • Câu 2: Đã biết cách đọc nguyên âm được nhấn trọng âm từ đó chưa?
  • Câu 3: Có quy tắc nhận dạng phụ âm chưa?
  • Câu 4: Những nguyên âm nhấn trọng âm đọc thành gì?

Bước 2: Đặt câu hỏi và đặt câu hỏi

Để có thể đặt ra được 4 câu hỏi như trên là một quy trình lắp ghép cũng như chắt lọc nhiều năm. Những câu hỏi này như là một kim chỉ nam dẫn đường cho thầy. Những điều này giúp Thầy nhận biết được một từ vựng nên bắt đầu từ đâu, đến điểm nào đồng thời sẽ đi tới đâu.

Lấy ví dụ như từ MONITOR. Câu hỏi đầu tiên đặt ra: Trọng âm của MONITOR nằm ở đâu? Phần lớn mọi người hay đọc MONITOR là /mo ni tơ/ Vì sao họ lại đọc như vậy?

  • Do những giáo viên dạy như vậy?
  • Do đọc theo các bạn bè xung quanh?
  • Hay đọc lên do mặt chữ? Hay đoán là như vậy?
  • Cách mọi người đang sai hay đúng?

Trong từ điển, từ MONITOR có 3 cách phiên âm khác nhau:  /monitä/; /mänitə/ và /ˈmänətər/. Từ những phiên âm trên và tham khảo một số phương pháp đọc của những người đã và đang học tiếng Anh. Thầy rút ra được một kinh nghiệm rằng là do học đọc theo một chữ phiên âm có trong từ điển:

  • Âm /mo/ người học đọc tương tự “quạt mo” của tiếng Việt
  • Âm /ni/ người học đọc tương tự “ni cô” của tiếng Việt
  • Âm /t/ người học đọc tương tự “gà tơ’ của tiếng Việt

Bước 3: Quá trình đi tìm quy tắc bắt đầu

Câu hỏi trước nhất được đặt ra là vì sao từ MONITOR là có trọng âm nằm ở nguyên âm đầu tiên? (âm “mo” mà không phải “ni” hay “tơ”).

Đầu tiên, thầy tìm hiểu về từ khóa “History of the word monitor” trên công cụ tìm kiếm Google để nắm về lịch sử của từ này cũng như nguồn gốc hình thành của nó.

Thi thoảng, có một số từ thầy sẽ tìm kiếm những phương pháp đọc khác nhau và vì sao lại có sự khác biệt đó.

Bước 4: Chọn lọc danh sách từ để kiểm nghiệm

Đây là bước mất nhiều thời gian nhất. Ở bước này thầy nhìn vào cấu trúc của từ để tìm lọc ra những từ có hình thức tương đương với nhau. Đối với những từ tiếng Anh, thầy sẽ dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Nhìn vào âm đầu tiên
  • Nhìn vào âm giữa
  • Nhìn vào âm cuối
  • Hoặc nhìn vào sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm
  • Nhìn vào số lượng phụ âm, số lượng nguyên âm
  • Nhìn vào cách sắp xếp vị trí của nguyên âm, nhất là vị trí của phụ âm
  • Nhìn vào nguồn gốc từ
  • Nhìn vào loại từ…

Có những từ phải phải được kết hợp nhiều dấu hiệu lại với nhau cũng như sử dụng một số công cụ đặc biệt đi kèm với một số kiến thức cá nhân mới có thể phân loại được. Ví dụ như từ MONITOR, lọc ra dấu hiệu có từ “OR” đứng cuối.

Có các trường hợp có đến 16000 từ có cùng cấu trúc tạo thành. Đối với MONITOR có 961 từ cùng dấu hiệu.

Bước 5: Quá trình nhặt gạo trong thùng thóc

Bước này sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và cũng là bước hồi hộp nhất. Đôi khi làm rất nhiều thử nghiệm mà không tìm ra logic nào giữa những từ nên phải bỏ hết đi để làm lại.

Từ nào đọc mà có sự giống nhau, thầy sẽ lọc ra một bảng và đặt tên riêng là “Tuyệt vời” (excellent). Nhưng ngược lại, từ nào có phương pháp đọc không giống nhau, thầy sẽ note bảng là “Trải nghiệm” (Experience).

Kết thúc cả quá trình thử nghiệm, thầy đã có thể lọc ra 961 tỷ từ được phân loại vào 2 bảng. Tiếp đó, thầy sử dụng công cụ để đếm số từ có trong từng bảng. Nếu trong  bảng “tuyệt vời” có số lượng từ tối thiểu 85% trong tổng số 961 tỷ thì bảng quy tắc đó được chấp nhận và ngược lại.

Để đánh giá một quy tắc phải đảm bảo tiêu chí sau: 

  • Câu chữ  đơn giản, ngắn gọn, cô đọng nhưng phải đủ ý.
  • Câu chữ khi đọc lên phải dễ hiểu để đảm bảo một em học sinh lớp 3 cũng tự hiểu được.
  • Quy tắc đó nên được móc nối, lồng ghép với các quy tắc cũ trong hệ thống. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng vì cả hệ thống có rất nhiều quy tắc. Nếu học từng quy tắc một riêng lẻ thì sẽ không thể nhớ hết được. Chính vì thế mà các quy tắc cần có sự móc nối với nhau thành một hệ thống logic, chặt chẽ, để giúp người học đỡ tốn công sức đi lại.

Ví dụ: từ MONITOR ra được quy tắc nhấn trọng âm không hề dễ như những từ khác. Không chỉ nhìn vào hậu tố, tiền tố mà còn phải dựa theo phụ âm, lần lượt với 20 phụ âm cho từng bảng.

Quy tắc trọng âm từ MONITOR được rút ra là “Trước /OR/ sẽ là 1 phụ âm thì trọng âm thông thường rơi vào nguyên âm cách một âm tiết /OR/”.

Bước 6: Tìm cách đọc nguyên âm được nhấn trọng âm

Sau khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi trọng âm ở đâu? Bước kế đến là tìm hiểu xem nguyên âm được nhấn trọng âm đó đọc như thế nào ? Âm “mo” được viết thành /’m ä/ hoặc /mo/ trong từ điển .

Câu hỏi đặt ra: Tại sao “O” lại đọc thành  /o/ hoặc  /ä/ mà không đọc thành /ô/ như nhiều người học đang đọc?

Vì sao cũng có nhiều từ khác như motive, motion, negotiate, promotion, … cũng có nguyên âm là “O” nhưng đọc thành /ou/? Ở bước này, thầy sử dụng công cụ để lọc ra những danh từ, dựa theo cấu tạo của chúng:

  • Những từ chứa âm [O] đứng đầu
  • Những từ chứa âm [O] đứng giữa
  • Những từ chứa âm [0] đứng cuối cùng

Mặc dù tiêu chí đơn giản nhưng số lượng từ để thử nghiệm lên đến: 61.564 từ. Tức là phải thử nghiệm với 61000 lần cho từng từ.

Thầy lại chia các từ này ra làm 3 bảng. Một bảng là “O” được đọc là /ou/, một bảng có chữa những từ “O” đọc là /ä/, và một bảng “O” không đọc là /ou/ cũng giống như /ä/.

Trong mỗi bảng thầy lại đưa ra câu hỏi. Chẳng hạn như: Vì sao “O” được đọc thành /ou/? Có quy tắc gì cách đọc của từ này hay không?

Thầy mất đến 3 năm để tìm hiểu cũng như thử nghiệm nhằm nhận biết được khi nào thì “O” được đọc thành /ä/, thành /ou/. Cùng với quy tắc này, câu hỏi số 2: Nguyên âm nhấn trong âm đọc thành âm là gì? đã có lời giải đáp. Đáp án: monitor /’mä…/ (âm nhấn trọng âm, khi đọc sẽ được thêm dấu sắc)

Bước 7: Tìm quy tắc đọc âm [OR] và âm [NI]

Âm /ni/ trong MONITOR sẽ được đọc là gì? Có giống với từ “ni cô” trong tiếng Việt không? Vì sao phần lớn người học tiếng Anh lại phát âm như vậy? Họ sai giống nhau là vì đâu? Quy tắc phát âm các âm không nhấn trọng âm như sau:

Âm không nhấn trọng âm khi đọc sẽ thêm dấu huyền (quy tắc chung là viết 5 nguyên âm [ o, u, a, e, i,] thành /e/).

Vì thế, âm /ni/ có hai phương pháp đọc như sau:

  • Cách 1: [ni] đọc là /ne/.
  • Cách 2: [ni] viết thành /ni/ nhưng đọc cho thêm dấu huyền trong tiếng Việt vào, /ni/ (nì).

Đại đa số người học tiếng Anh đọc [ni] thành /ni/ do không ai hướng dẫn cách phát âm trọng âm trong tiếng Anh. Vì thế, họ nhìn mặt chữ đọc như tiếng Việt. Qua bước này, chúng ta đã đọc được với ⅔ phần của từ MONITOR:  /’mänə/ hoặc /’mäni/. Tương tự, âm [or] không nhấn trọng âm vì thế cũng được đọc thành /e/.

Bước 8: Tìm quy tắc đọc trọng âm [TOR] và phụ âm [t]

Âm “T” trong tiếng Việt chỉ có một cách đọc, nhưng đối với tiếng Anh, phụ âm này có nhiều cách đọc đa dạng khác nhau:

  • Có lúc [t] đọc thành /ƒ/ như: negotiate, potential…
  • Có lúc [t] đọc thành /tƒ/ như: nature, congratulate,…
  • Có một số từ, phụ âm [t] lại được giữ nguyên như tiếng Việt.

Thực hiện tương tự như những bước trên, thầy lọc ra xem có bao nhiêu từ có chứa phụ âm “T”. Vì sao từ MONITOR phụ âm “T” được đọc giống như tiếng Việt?

Số lượng từ chứa phụ âm [t] ở bước này là: 84.910 từ. Quy trình này kéo dài đến hơn 2 năm. Và sau hành trình với 8 bước dài thì từ MONITOR cuối cùng cũng có quy tắc đọc chuẩn mà không cần phải nhìn đến từ điển: /’mänitə’/.

Sau khi hoàn tất xong cuốn sách Học Đánh Vấn Tiếng Anh này, người học sẽ tự đọc hơn 1000 từ được liệt kê có trong sách. Ngoài ra, có vài trăm nghìn từ có liên quan đến quy tắc này.

Link Download Học Đánh Vần Tiếng Anh [Ebook + Audio]

https://drive.google.com/drive/folders/1sNwCctsVtrbQtlf4FeXLus8ODyP05Cso

⭐️⭐️⭐️ Chú ý: File có mã giải nén, mình có tạo ra mã giải nén và cách lấy mã giải nén file chỉ mất 3 phút, các bạn vui lòng làm theo các bước hướng dẫn bên dưới, coi như giúp lại mình chút công sức đã tạo ra bài viết và file download này nhé. Quá trình lấy mã giải nén hoàn toàn an toàn và không ảnh hưởng gì đến tính bảo mật nên các bạn có thể yên tâm, nếu như file download có vấn đề gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến fanpage: https://www.facebook.com/Atlaneduvn-101800242703039. Cám ơn các bạn!

Hướng dẫn lấy mã giải nén file:

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ tìm kiếm google.com.vn
  • Bước 2: Tìm kiếm cụm từ: dịch vụ bốc xếp kienvang247
  • Bước 3: Vào trang web như hình bên dưới:

  • Bước 4: Lướt chậm từ trên xuống dưới rồi ấn vào nút “Xem thêm” ở cuối trang. Mã giải nén sẽ hiện sau 60 – 120 giây.

Chú ý: Xem video hướng dẫn chi tiết cách lấy mã giải nên bên dưới nếu bạn không hiểu

Như vậy, qua bài viết trên đây, atlan.edu.vn vừa chia sẻ với các bạn toàn bộ những thông tin về sách “Học Đánh Vần Tiếng Anh” cũng như quy trình gian nan để tìm ra quy tắc tuyệt vời này của thầy Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến hữu ích với tất cả các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt!

>>Xem thêm:

Câu Hỏi Thường Gặp:

Tác giả của sách Học Đánh Vần Tiếng Anh là ai?

>>Sách học đánh vần tiếng Anh AUDIO + PDF được tác giả Nguyễn Ngọc Nam tổng hợp nghiên cứu và biên soạn

Quy trình nghiên cứu sách diễn ra mấy bước?

>>Bộ sách học đánh vần tiếng Anh được tác giả Nguyễn Ngọc Nam kỳ công thực hiện trong 8 bước

Ai có thể đọc bộ sách Học Đánh Vần Tiếng Anh?

>>Sách Học Đánh Vần Tiếng Anh PDF phù hợp với mọi đối tượng